A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN CÁC NỀN TẢNG SỐ VIỆT NAM QUÝ I/2022

ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN CÁC NỀN TẢNG SỐ VIỆT NAM QUÝ I/2022

Với dân số khoảng 100 triệu người và số người sử dụng Internet trên 75 triệu người, Việt Nam là nước nằm trong nhóm 15 quốc gia “lớn nhất” trên không gian mạng. Hằng ngày, người dùng Việt Nam tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ. Dữ liệu này đang bị thu thập, phân tích để sinh lợi cho các nền tảng xuyên biên giới. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề an ninh quốc gia. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chỉ đạo năm 2022 lấy người dân là trung tâm. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn định hướng đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt để vừa phát triển kinh tế số và xã hội số, vừa bảo đảm chủ quyền số quốc gia.

Trên thế giới, Trung Quốc là nước sớm nhận ra điều này. Dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu tập thể về dữ liệu lớn quốc gia, nhấn mạnh vấn đề cấp bách là hiểu biết sâu sắc về thực trạng và xu hướng phát triển dữ liệu lớn tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội. Trung Quốc đã phát triển các nền tảng số quốc gia lớn, chẳng hạn thương mại điện tử, mạng xã hội, đài phát thanh - truyền hình số, đồng tiền nhân dân tệ số. Quy mô lãnh thổ Trung Quốc lớn thứ tư trên thế giới, nhưng quy mô lãnh thổ số Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ, không ngừng mở rộng với tốc độ rất nhanh.

Tổng thống Indonesia Joko Jokowi Widodo mới đây nhất cũng kêu gọi các doanh nghiệp sáng tạo ra các công cụ, nền tảng để đáp ứng nhu cầu trực tuyến của hơn 200 triệu người dân Indonesia.

Xu hướng chủ yếu là mọi thứ hội tụ trên chiếc điện thoại di động thông minh của người dùng. Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về tổng số lượt người dùng tải ứng dụng và thứ 10 trên thế giới về thời gian người dùng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Điểm sáng được người dân Việt Nam sử dụng nhiều là nền tảng số Việt Nam trong lĩnh vực liên lạc. Số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng của Zalo đạt 74,7 triệu vào tháng 2/2022, cao hơn Messenger của Meta (67,8 triệu). Đặc biệt, trong Top 5 app liên lạc, tổng lượng dữ liệu trung bình mỗi người dùng Việt Nam tạo ra, trao đổi hàng tháng với nhau trên Zalo và Mocha xấp xỉ 591 MB (~ 58,84% toàn thị trường), nhiều hơn 1,43 lần so với tổng lượng dữ liệu trao đổi trên Top 3 nền tảng nước ngoài phổ biến ở Việt Nam (tổng Messenger, Viber và Telegram là 413,3 MB, chiếm 41,16%). Đây là tín hiệu đáng mừng về khả năng thu hút dữ liệu người dùng Việt Nam lưu trữ trên nền tảng số của Việt Nam. Sổ sức khỏe điện tử là điểm sáng tiếp theo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thường xuyên giữ vị trí đứng đầu về lượt tải và số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng (19,9 triệu) trong nhóm Y tế. ViettelPost chuyển phát nhanh đứng đầu nhóm ứng dụng giao hàng cả về lượt tải và số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng. Lĩnh vực tài chính số phát triển khá ổn định, vững chắc và tương đối đồng đều giữa các ngân hàng.

Tuy nhiên, hầu hết các nhóm nền tảng xã hội số khác còn phát triển khá khiêm tốn, trong đó một số nền tảng số như du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe có dấu hiệu suy giảm trong Quý 1/2022.

Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông thí điểm đánh giá, công bố các nền tảng số Việt Nam có khả năng triển khai rộng khắp và tổ chức tuyên truyền, phổ biến để người dân biết và sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các địa phương tích cực triển khai các tổ công nghệ số cộng đồng trên phạm vi toàn quốc để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Chi tiết Báo cáo Chuyên đề xem tại đây.


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 13
Hôm qua : 423