A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”

Tại Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 02/10/2024, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030” với mục tiêu tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số Việt Nam...

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách về tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; Xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”; Xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu tại Ủy ban Dân tộc.

Trong giai đoạn 2026-2030: Về phát triển Chính phủ số, 100% lãnh đạo Ủy ban Dân tộc sử dụng chữ ký số cá nhân trong xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường số; 80% lãnh đạo cơ quan QLNN về công tác dân tộc cấp tỉnh, 70% lãnh đạo cơ quan QLNN về công tác dân tộc cấp huyện sử dụng chữ ký số cá nhân trong xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường số; 100% chế độ báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê lĩnh vực công tác dân tộc được kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 100% các TTHC trong cơ quan QLNN về công tác dân tộc được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% dữ liệu mở lĩnh vực công tác dân tộc được công bố, cập nhật theo quy định; 100% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan QLNN về công tác dân tộc được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số. Xây dựng, ban hành bộ chỉ số lĩnh vực công tác dân tộc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, cơ sở dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của Ủy ban Dân tộc.

Trong phát triển xã hội số, 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ tiếp cận thông tin về công nghệ số, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 80% trưởng thôn, bản, ấp, buôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số; Có chính sách hỗ trợ dịch vụ viễn thông, Internet cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Về phát triển kinh tế số, 50% chủ thể OCOP là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Quyết định cũng đề ra 6 giải pháp để thực hiện có hiệu quả 5 nhiệm vụ của Đề án về chuyển đổi nhận thức; Phát triển hạ tầng số; Phát triển dữ liệu số; Xây dựng, phát triển nền tảng số; Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng...


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 98
Hôm qua : 191