A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông báo cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội

Cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động "tín dụng đen"

1. Đối tượng vay vốn

Hộ gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình (theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015); Hộ mới thoát nghèo (theo quy định tại Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2015), gặp khó khăn đột xuất về tài chính do ốm đau, bệnh tật phải điều trị dài ngày; tai nạn đột xuất; thiên tai, hỏa hoạn làm nhà cửa, tài sản, phương tiện đi lại bị hư hỏng cần khắc phục ngay (kể cả trường hợp đang còn dư nợ tại NHCSXH); để kinh doanh, buôn bán nhỏ (không có dư nợ các Chương trình tín dụng tại NHCSXH), có nhu cầu vay vốn để ổn định cuộc sống với lý do chính đáng, hợp pháp.

2. Điều kiện được vay vốn

- Hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất về tài chính cần nguồn vốn để khắc phục ngay, có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi cho vay trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Có khả năng tài chính để trả nợ khi đến hạn.

- Người vay vốn phải chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ, trả lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo cam kết.

3. Nguyên tắc vay vốn

- Người vay vốn phải đúng đối tượng được vay vốn và đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định.

- Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

- Người vay phải hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay.

4. Mục đích sử dụng vốn vay

- Chi phí khám, chữa bệnh cho thành viên trong hộ gia đình.

- Chi phí sửa chữa lại nhà ở, mua sắm hoặc sửa chữa tài sản hư hại, mất mát do: Thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc nguyên nhân khách quan khác.

- Để kinh doanh, buôn bán nhỏ.

5. Mức vốn cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay và lãi suất nợ quá hạn

- Mức cho vay: Tối đa không quá 30.000.000 đồng/hộ/cá nhân (mỗi hộ gia đình chỉ được 01 cá nhân đại diện vay vốn).

- Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày nhận tiền vay.

- Lãi suất cho vay là 7,92%/năm (0,66%/tháng).

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

6. Quy trình, thủ tục và hồ sơ cho vay

Thời hạn giải ngân vốn vay trong vòng 24h kể từ thời điểm người có nhu cầu vay vốn đăng ký và lập hồ sơ vay vốn tại Thôn trưởng hoặc Tổ tiết kiệm và vay vốn (nếu đảm bảo điều kiện được vay vốn); trường hợp thời điểm giải ngân rơi vào ngày nghỉ, lễ thì được chuyển qua giải ngân vào ngày làm việc tiếp theo.

Trường hợp chưa vay vốn tại NHCSXH

Trường hợp người vay vốn đang còn dư nợ tại NHCSXH

Bước 1: Người có nhu cầu vay vốn đăng ký với Thôn trưởng nơi cư trú để hướng dẫn và lập Giấy đề nghị vay vốn kèm khế ước nhận nợ (mẫu 01/TD).

Bước 1: Người có nhu cầu vay vốn đăng ký với Ban quản lý Tổ TK&VV để hướng dẫn và lập Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ (mẫu 01/TD).

Bước 2: Thôn trưởng kiểm tra thực tế, nếu xét thấy đúng đối tượng, đủ điều kiện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, xác nhận và gửi cho NHCSXH trên địa bàn cho vay vốn.

Bước 2: Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra nếu đủ điều kiện ký tên vào Giấy đề nghị vay vốn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét đề nghị NHCSXH trên địa bàn cho vay vốn.

Bước 3: NHCSXH nơi cho vay kiểm tra nếu đủ điều kiện thì phê duyệt và thông báo (mẫu 02A/TD) UBND cấp xã để thông báo cho người vay vốn đến trụ sở UBND cấp xã (Điểm giao dịch xã) hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay làm thủ tục nhận tiền vay.

Bước 4: Sau khi cho vay vốn, NHCSXH nơi cho vay hướng dẫn người vay vốn viết Đơn xin gia nhập vào Tổ TK&VV trên địa bàn nơi cư trú (mẫu 03/TD).

 

Bước 5: Trường hợp không đủ điều kiện vay vốn, NHCSXH nơi cho vay thông báo từ chối (mẫu 02B/TB) gửi UBND cấp xã thông báo cho người xin vay vốn biết lý do từ chối.

7. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi

7.1. Người vay vốn trả nợ gốc trực tiếp cho NHCSXH tại Điểm giao dịch xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay (không được trả nợ gốc qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, các Hội đoàn thể nhận ủy thác và các tổ chức, cá nhân khác).

7.2. Thu lãi: Người vay phải thực hiện trả lãi hàng tháng theo cam kết đã thỏa thuận với NHCSXH nơi cho vay tại Tổ tiết kiệm và vay vốn. Khi thu lãi, Tổ TK&VV phải giao Biên lai thu lãi cho người vay vốn (mẫu 01/BL).

8. Xử lý nợ đến hạn, chuyển nợ quá hạn

a) Gia hạn nợ: Đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, do các nguyên nhân khách quan dẫn đến chưa trả được nợ, có nhu cầu gia hạn nợ thì người vay báo với Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn để hướng dẫn lập Giấy đề nghị gia hạn nợ (theo mẫu 09/TD). Ban quản lý Tổ TK&VV tổ chức họp và cuộc họp phải có trên 2/3 số tổ viên (ít nhất 2/3 số tổ viên dự họp tán thành) và có sự tham gia, chứng kiến của Thôn trưởng, HĐT cấp xã và cuộc họp phải được lập thành Biên bản (theo mẫu số 10/TD).

Thời gian cho gia hạn nợ: Tối đa không quá 12 tháng.

b) Chuyển nợ quá hạn: Trường hợp người vay đến hạn trả nợ, có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ; sử dụng vốn sai mục đích không đúng theo cam kết thì chuyển nợ quá hạn, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

9. Quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay:

Việc sử dụng tiền lãi thu được khi cho vay được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính và tại Đề án này quy định không trích tỷ lệ phí cho tổ chức hội cấp Trung ương mà giành chi hỗ trợ cho Thôn trưởng, tỷ lệ được quy định cụ thể trong Đề án.

Người vay vốn được NHCSXH cung cấp hồ sơ, thủ tục miễn phí và không thu bất kỳ loại phí nào.

 

Nguồn: Ngân hàng CSXH huyện  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 99
Hôm qua : 191