A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

riển khai các nội dung kiến nghị của Bộ Y tế về công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Ngày 26 tháng 5, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 1528/UBND-KGVX về việc Triển khai các nội dung kiến nghị của Bộ Y tế về công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Triển khai các nội dung kiến nghị và đề xuất của Bộ Y tế tại Báo cáo số 560/BC-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2023 báo cáo tiến độ triển khai thực hiện Quyết định số 659/QĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2020-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu: 

1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch số 2561/KH-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2030.Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động; công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 2561/KH-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2020.

2. Sở Y tế:

- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2561/KH-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030; đảm bảo triển khai đạt các chỉ tiêu theo đúng tiến độ đề ra tại Kế hoạch.

- Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các tuyến và đối tượng chăm sóc y tế lao động. Tổ chức tập huấn, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng trong quản lý, giám sát và cung cấp dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho mạng lưới cán bộ y tế, tập huấn sử dụng phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tiến hành kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ về khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tăng cường hậu kiểm các tổ chức công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động và khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ ngành liên quan.

3. Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động và người lao động,tập trung tại các cơ sở lao động có yếu tố có hại, có nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp.

4. Sở Tài chính Phối hợp với Sở Y tế tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động và thực hiện các mục tiêu chương trình ban hành kèm theo Quyết định 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn sự nghiệp y tế giao hàng năm theo phân cấp quản lý và quy định hiện hành.

5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động về đảm bảo vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp theo đúng quy định về công tác thanh tra, kiểm tra.

6. Sở Y tế; Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Chỉ đạo các cơ sở lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý, đặc biệt tập trung rà soát, chỉ đạo đối với các cơ sở lao động có yếu tố có hại, nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 48
Hôm qua : 110