A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hỏi đáp 4

Câu hỏi: Đề nghị huyện kiến nghị với Tỉnh, Trung ương về quy định an toàn khu, vẫn cho phép được mở rộng làm kinh tế, các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch rừng thác, ... trải nghiệm, nông nghiệp sinh thái, ... trong thời bình thì mới có thể phát huy được thế mạnh của huyện phát triển lĩnh vực này kết hợp với dược liệu được.

Trả lời:

Huyện Tu Mơ Rông có tài nguyên du lịch phong phú, cảnh quan thiên nhiên còn nguyên sơ, hệ thống sông, suối, thác nước đa dạng; về văn hóa còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán mang đậm bản sắc người Xơ đăng, các lễ hội hàng năm đa dạng, phong phú; sinh hoạt thường ngày và trong lao động sản xuất tại các làng đồng bào còn giữ các nghề truyền thống như nghề rèn, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre nứa làm ra các sản phẩm phục vụ đời sống, sinh hoạt; có hệ thống ruộng bậc thang được hình thành từ bao đời qua nhiều thế hệ tạo nên cảnh quan đẹp.

Việc phát triển du lịch cộng đồng, nhu cầu của người dân về du lịch trong và ngoài tỉnh, các huyện bạn về du lịch trải nghiệm gắn với văn hóa cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, nhất là dược liệu đang là thế mạnh của huyện nhà, đặc biệt là tham quan, trải nghiệm hệ sinh thái Rừng phòng hộ và vườn Sâm Ngọc Linh.      Thực hiện các nội dung tại cuộc họp ngày 24/9/2021 giữa UBND huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Kon Tum về việc thống nhất lựa chọn một số vị trí, địa điểm nằm trong vùng An toàn khu để phát triển tham quan du lịch. Ngày 29/9/2021, UBND huyện đã có tờ trình số 185/Ttr-UBND gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép khai thác tham quan du lịch một số vị trí như sau:

1. Điểm du lịch khu Di tích lịch sử cách mạng “Căn cứ Tỉnh uỷ Kon Tum” tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông.

Di tích lịch sử cách mạng Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Kon Tum được Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh (theo Quyết định số 761/QĐ-UB ngày 02/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xếp hạng di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum (giai đoạn 1960-1972)), là nơi góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức của người dân về lịch sử cách mạng ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng của Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum. Vì vậy, việc tổ chức tham quan du lịch tại đây là hết sức cần thiết, góp phần phát triển kinh tế, du lịch của xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.

2. Điểm tham quan du lịch Làng văn hóa Pu Tá, xã Măng Ry:

Làng Văn hóa Pu Tá: Với tổng diện tích được khoanh vùng là 5,4 ha. Phía Bắc giáp Làng Ngọc La, phía Nam giáp Làng Đăk Viên (xã Tê Xăng), phía Đông giáp Làng Chum Tam, phía Tây giáp Làng Tu Thó (xã Tê Xăng).

Dân cư sống chủ yếu là nông nghiệp; Làng Pu Tá vẫn còn lưu giữ được tính truyền thống như vị trí xây dựng gần các dòng sông, suối; nhà rông ở giữa làng, xung quanh nhà rông là nhà ở; máng nước được bố trí về phía đầu nguồn của suối; Làng còn duy trì được các ngành nghề truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát, nghề rèn và đang trao truyền lại cho con, cháu.

3. Điểm tham quan du lịch thác Tea Prông, xã Tê Xăng- Huyện Tu Mơ rông:

 Thác đa tầng Tea Prông là khu vực đồi núi nằm giáp ranh giữa 2 xã Tu Mơ Rông và xã Tê Xăng. Nơi đây, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, trong lành, được thiên nhiên ưu ái ban tặng những hình ảnh tự nhiên tuyệt đẹp, có những thác nước trải dài nhiều tầng rất đẹp và là nơi có tiềm năng lợi thế phát triển du lịch sinh thái.

Các điểm du lịch trên nằm trong vùng An Toàn Khu, hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đang tiếp tục tham mưu UBND tỉnh kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép triển khai các hoạt động tham quan du lịch theo quy định, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 331