A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực năm 2023

Ngày 20 tháng 10, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Báo cáo số 709/BC-UBND về việc Báo cáo Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực năm 2023

1. Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022, trong đó: 

Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng:

a. Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương: Nhìn chung công tác PCTN được công khai, minh bạch bằng nhiều hình thức, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân giám sát và tham gia quản lý. Tuy nhiên, việc nắm bắt thông tin về quản lý Nhà nước đối với công tác PCTN còn hạn chế nhất định.

 b. So sánh hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng kỳ này với kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước: chưa phát hiện vụ việc tham nhũng nào xảy ra trong quý III và cả năm 2022 và cùng kỳ năm trước. 

c. Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng: Tình hình tham nhũng tiếp tục được quan tâm và chuyển biến tích cực, chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện. 

d. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng:

 - Khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế:

 + Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác PCTN của các đơn vị, địa phương chưa thường xuyên, liên tục, hình thức chưa phong phú, phù hợp.

+ Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hiệu quả chưa cao.

 - Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế:

+ Trình độ năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức phụ trách còn yếu và hạn chế về năng lực.

 + Kỹ năng tuyên truyền của một số tuyên truyền viên pháp luật tại một số đơn vị, địa phương còn hạn chế.

3. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp:

a) Phương hướng chung trong thời gian tới:

  - Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Thông báo số 143-TB/BCĐTW, ngày 14/1/2016 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (thông báo kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo); Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa trong nội bộ”; Công văn số 403/UBND-NC, ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022.

 - Tăng cường phổ biến, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Chiến lược quốc gia PCTN; Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN.

 - Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí gắn với đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị luôn nói không với tham nhũng, lãng phí.

- Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp trong cơ chế, chính sách nhằm phòng ngừa và phát hiện tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

 - Giao Thanh tra huyện tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra theo Quyết định số 881/QĐ-UBND, ngày 31/12/2021 của Chủ tịch UBND huyện về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2022 của Thanh tra huyện Tu Mơ Rông nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Đồng thời tăng cường chỉ đạo phối hợp, đôn đốc kiểm tra việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thông qua kết luận thanh tra, kiểm tra; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực như: quản lý các dự án, đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, các chính sách hỗ trợ nhân dân.

- Đảm bảo thông suốt trong công tác thông tin, báo cáo hai chiều góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn trong thời gian tiếp theo.

  b) Những nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện:

 - Tiếp tục quán triệt sâu và triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, kết luận của Trung ương và kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy về PCTN, trước hết là trong cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan tố tụng để công tác phát hiện và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng thật sự trở thành khâu đột phá trong công tác PCTN.

 - Phát huy vai trò trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCTN, tiêu cực.

- Từng cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động đề ra các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, lãng phí thiết thực, hiệu quả. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; chủ động, yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để kịp thời chỉ đạo xử lý.

 - Siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; phát huy dân chủ trong từng cơ quan, đơn vị; thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động; xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, tiêu cực và trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách, quản lý. c) Giải pháp để thực hiện nhiệm vụ và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế:

 - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền và cơ quan dân cử; thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ từng cơ quan, đơn vị. Phát huy tốt hơn vai trò của các cơ quan báo chí trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

  - Đẩy mạnh công tác truyền thông về công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, các vi phạm trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và kết quả xử lý những vi phạm đó.

 - Bảo vệ an toàn, khen thưởng xứng đáng những tập thể, cá nhân dũng cảm tố cáo tham nhũng. Xử lý nghiêm minh mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác.


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 231
Hôm qua : 194