A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2022 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023

Ngày 13 tháng 01, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Báo cáo số 14/BC-UBND về việc báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2022 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023.

1. Kết quả đạt được:

 Trong năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định, sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo tiến độ theo phương án; công tác chăm sóc phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi đảm bảo; công tác chống hạn, chống phá rừng, chống cháy, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép... được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt; các dự án đầu tư công đang triển khai đảm bảo tiến độ và giải ngân theo đúng quy định; triển khai kịp thời việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên; công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đáp ứng được nhu cầu của người dân; các chế độ chính sách cho người có công, người nghèo, người có uy tín triển khai kịp thời, hiệu quả; chất lượng giáo dục tiếp tục được cải thiện, quy mô trường lớp học được mở rộng, nâng cấp; hoạt động văn hóa, thông tin truyền thông thực hiện tốt; cải cách thủ tục hành chính được thực hiện mạnh mẽ, kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; chế độ chính sách đổi với cán bộ, công chức được thực hiện kịp thời, đúng quy định; tình hình an ninh chính trị ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương đề ra.

  Huyện đã tổ chức thành công Phiên chợ Sâm Ngọc Linh đầu tiên của tỉnh và chuỗi 7 sự kiện lớn nhất từ trước đến nay, tạo tiền đề, niềm tin cho cán bộ, nhân dân đẩy mạnh quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất dược liệu, chăn nuôi dưới tán rừng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Sau phiên chợ đã có 4 đoàn khách hơn 200 người đến tham quan và tiếp tục khảo sát xây dựng Tour tuyến du lịch.

 2. Tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có một số hạn chế như: Năng suất của cây trồng còn thấp; công tác quản lý, bảo vệ rừng ở một số xã chưa được triển khai quyết liệt, công tác quản lý việc phát, đốt rẫy chưa chặt chẽ; các vụ việc chặt phá rừng còn xảy ra; Tình trạng học sinh học không chuyên cần còn diễn ra, nhất là thời điểm dịch Covid 19; học lực của học sinh ở một số nơi còn thấp; đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn về đầu ra sau đào tạo(48) . Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, đời sống chưa phổ biến. Chất lượng một số dịch vụ y tế và nguồn nhân lực tuyến cơ sở còn hạn chế.

Năm 2022, do mưa đá, sương muối dẫn đến cây Sâm Ngọc Linh đã gieo, trồng đầu năm chết tương đối nhiều. Qua kiểm tra thực tế tại vườn Sâm của huyện và người dân đã xuất hiện tình trạng bệnh nấm vàng lá, bệnh rụng khớp lá (lá xuất hiện một số đốm vàng nhỏ sau đó lan ra toàn cây và rụng) tại vườn sản xuất và bệnh thối lá (lá cây non tự nhũn và rụi) tại vườn ươm giống của Huyện và 497hộ dân thiệt hại hơn 47.355cây. UBND huyện đã báo cáo Huyện ủy và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn biết chỉ đạo, phối hợp xử lý. Hiện tại tình hình bệnh đã được xử lý và đã dừng lây lan.

 3. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan: Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các cấp, các ngành có mặt chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn; năng lực thực thi công vụ, chất lượng tham mưu, đề xuất của người đứng đầu một số đơn vị còn hạn chế, chưa kịp thời; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa đồng bộ, chặt chẽ; một số cán bộ, công chức còn yếu về chuyên môn, thiếu 49 biên chế, nên chưa bám sát tình hình sản xuất của người dân để đôn đốc, hướng dẫn về kỹ thuật, quy trình nuôi, trồng sản xuất50, thu hoạch. Công tác kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời.

 - Nguyên nhân khách quan: Tình hình dịch Covid-19 những tháng đầu năm diễn biến phức tạp đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt về sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Tu Mơ Rông nói riêng. Các hoạt động lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nhiều lĩnh vực như văn hóa, dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục và nhất là tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn … bị ảnh hưởng rõ rệt đã tác động tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 - Nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu Quốc gia chậm được triển khai, thực hiện; huyện không thể cân đối được ngân sách để đầu tư cho các mục tiêu, nhiệm vụ lớn như Chương trình giảm nghèo, nông thôn mới... ngay từ đầu năm và dự báo việc giải ngân các nguồn đầu tư gặp rất nhiều khó khăn.


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 180
Hôm qua : 475