A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông năm 2023

Ngày 23 tháng 12, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 312/KH-UBND về việc Thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông năm 2023.

1) Mục tiêu chung:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn huyện được tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện, chất lượng thực thi chính sách, pháp luật và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).
2) Các chỉ tiêu cụ thể:
- 30% các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thuộc thẩm quyền UBND quản lý được kiểm tra cải cách hành chính.
- 100% nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành đúng tiến độ.
- 100% văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành trong năm được triển khai kịp thời.
- 100% văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp phát hiện qua rà soát, kiểm tra được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Thực hiện đầy đủ 02 hoạt động theo dõi thi hành pháp luật (kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; phối hợp điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật) và ban hành đầy đủ văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền.
- Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.
- 100% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.
- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.
- 100% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện được thống kê, công bố, công khai theo Quyết định số 1085/QĐ - TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025.
- Rà soát và đề nghị phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với ít nhất 50% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện.
- 100% thủ tục hành chính được công bố, công khai đầy đủ, đúng thời gian quy định và 100% các hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan, đơn vị được theo dõi trạng thái xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
- 100% hồ sơ thủ tục hành chính để chậm, muộn đều phải có báo cáo giải trình lý do với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện xin lỗi người dân theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Thực hiện 100% kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp. Không yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định (lộ trình được quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính).
- Thực hiện mục tiêu giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công so với mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước năm 2022 (trừ đơn vị sự nghiệp công cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu không có nguồn thu sự nghiệp).
- Phấn đấu hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Trường hợp do khó khăn khách quan cần xây dựng lộ trình khác, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- 100% các cơ quan, đơn vị ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước.
- 100% các ứng dụng có dữ liệu dùng chung đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu (LGSP).
- 100% hồ sơ công việc tại cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% văn bản điện tử được gửi nhận liên thông 4 cấp qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice.
- Tối thiểu 70% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, được tích hợp, kết nối, chia sẽ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- 100% các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, Ủy ban nhân dân các xã áp dụng, duy trì hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 và công bố lại (khi có mở rộng, thu hẹp phạm vi hoạt động) Hệ thống quản lý chất lượng đúng quy định.
- Tối thiểu 1/3 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, Ủy ban nhân dân các xã phải được kiểm tra tại trụ sở cơ quan về hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001.


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 80
Hôm qua : 133