A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ CẬP KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người là chủ thể và có vai trò quyết định trong thực hiện chuyển đổi số. Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (sau đây gọi tắt là Đề án) trong đó xác định rõ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Mặc dù việc triển khai Đề án tại các bộ, ngành và địa phương bước đầu có kết quả nhất định nhưng nhìn chung việc triển khai Đề án còn tương đối chậm so với yêu cầu đặt ra. Còn nhiều bộ, ngành và địa phương chưa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án. Một số hoạt động triển khai Đề án mới dừng ở việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số nói chung, nội dung về phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số chưa được các bộ, ngành và địa phương chú trọng triển khai.

Nhằm thống nhất nhận thức để cùng hành động triển khai chuyển đổi số quốc gia, từ tháng 4/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai trương Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) của Bộ và tổ chức khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số đầu tiên cho đội ngũ Lãnh đạo đơn vị chuyên trách CNTT của các bộ, ngành và địa phương. Từ tháng 9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông bắt đầu tổ chức phổ cập kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân tại 63 địa phương và bồi dưỡng về chuyển đổi số cho lãnh đạo UBND cấp xã theo Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số của Bộ trong năm 2022. Đến nay, đã có gần 6 triệu lượt truy cập vào nền tảng.

Cần xác định việc nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số cho người dân và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, song song với việc thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số của các bộ, ngành và địa phương. Để thực hiện thành công các nhiệm vụ của Đề án, qua đó góp phần quan trọng vào việc phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, các bộ, ngành và địa phương cần phải:

(1) Đối với các bộ, ngành, địa phương chưa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án, cần sớm xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Đề án phù hợp với Chương trình, Kế hoạch chuyển đổi số và điều kiện đặc thù của cơ quan, địa phương.

(2) Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Trước mắt, ngay trong tháng 10/2022 tập trung vào các hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

(3) Xây dựng và tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho các đối tượng phù hợp. Trong đó ưu tiên hình thức bồi dưỡng, tập huấn qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà để cán bộ, công chức, viên chức có thể truy cập và học mọi lúc, mọi nơi, không làm gián đoạn thực hiện công việc hàng ngày.

(4) Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo đột phá về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Chi tiết Báo cáo Chuyên đề Tuần 39 xem tại đây.


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 183
Hôm qua : 199