A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính thức bãi bỏ Nghị định 161/2018/NĐ-CP về tuyển dụng công chức viên chức

Theo đó, Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ 10 Nghị định, trong đó có Nghị định 161/2018/NĐ-CP về tuyển dụng công chức viên chức.

Cụ thể, bãi bỏ Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, với lý do:

- Tại khoản 3 Điều 78 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã bãi bỏ Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP;

- Tại khoản 3 Điều 67 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã bãi bỏ Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP;

- Tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với các loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập đã bãi bỏ Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP.

Nội dung chính của Nghị định 161/2018/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi các Nghị định vừa nêu, nên Chính phủ ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ Nghị định 161/2018/NĐ-CP.

 

Cán bộ, công chức, viên chức là ai?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008)

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008 (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019))

Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Luật Viên chức 2010)

Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. (Khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi tại khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019))


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 36
Hôm qua : 302